Quy định Nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam

Quy định chung

Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2016) của Việt Nam quy định:[2]

  1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
  2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
  3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
  4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Thời gian phục vụ tại ngũ và trường hợp được miễn

Thời gian[2]

Thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng. Trong các trường hợp sau, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng:

  • Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
  • Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Các trường hợp được miễn[2]

  • Người khuyết tật
  • Người mắc bệnh hiểm nghèo
  • Người mắc bệnh tâm thần
  • Người mắc các bệnh mãn tính

Lương, trợ cấp và chế độ đãi ngộ[2]

Đối tượngHệ số phụ cấpMức phụ cấp (tháng)
Binh nhì0,4596.000 VND
Binh nhất0,45670.500 VND
Hạ sĩ0,5745.000 VND
Trung sĩ0,6894.000 VND
Thượng sĩ0,71.043.000 VND

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ, hàng tháng được hưởng thêm phụ cấp khuyến khích mức 0,2 so với mức lương cơ sở (ngoài mức phụ cấp theo quân hàm nêu trên).

Nếu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng 25 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Trốn nghĩa vụ quân sự và hình phạt[2]

  • Trường hợp gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng;
  • Trường hợp không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng bị phạt từ 800.000 dồng – 1,2 triệu đồng;
  • Nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm;
  • Các hành vi như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Lôi kéo người khác phạm tội…mức phạt tối đa 5 năm tù.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam https://baotiengdan.com/2019/04/11/mot-quan-nhan-t... https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57665615 https://danlambaovn.blogspot.com/2019/12/tan-binh-... https://danlambaovn.blogspot.com/2021/07/i-tim-con... https://www.voatiengviet.com/a/bo-tran-duc-do-khon... https://vnexpress.net/6-quan-nhan-tham-gia-danh-ch... https://vnexpress.net/quan-nhan-tran-duc-do-tu-von... https://e.vnexpress.net/news/news/2-vietnamese-men... https://www.danluan.org/tin-tuc/20170112/ve-cai-ch... https://www.danluan.org/tin-tuc/20180512/sinh-vien...